Quan hệ với con người Tỳ_linh_Nhật_Bản

Ghi nhận lịch sử sớm nhất liên quan đến sự tiếp xúc của con người với loài tỳ linh là việc các nhà khảo cổ khai quật được một số lượng nhỏ xương thời kỳ Jōmon tại các khu vực vùng núi. Các nghiên cứu suy đoán tỳ linh bị săn lùng để lấy da và lấy thịt.[42] Ghi chép sớm nhất là Nhật Bản thư kỷ (viết vào năm 720) đã ghi: Thiên hoàng Tenmu (thời kỳ trị vì 672–686) gửi bộ da của một con yamashishi đến các đại thần trong triều; yamashishi này có thể đề cập đến tỳ linh, và những phần nội dung tương tự khác cũng trong Nhật Bản thư kỷ.[43]

Man'yōshū thế kỷ 8 chứa một bài thơ waka của Kakinomoto no Hitomaro đề cập đến một nhóm shishi; một số nhà văn đã kết luận con vật này là tỳ linh, nhưng một số nhà văn khác lưu ý rằng tỳ linh bình thường sống đơn độc.[44] Tài liệu thời kỳ Heian (794–1185) có ghi lại cặp sừng tỳ linh làm quà tặng được mang đến kinh đô. Công trình y học sớm nhất còn tồn tại ở Nhật Bản, Daidōruijuhō (năm 808) ghi chép về việc sử dụng sừng và thịt tỳ linh cho mục đích y học.[45]

Một mục từ viết về tỳ linh trong bách khoa toàn thư năm 1712 Wakan Sansai Zue

Trong nhiều thế kỷ từ sau thời kỳ Heian, thông tin đề cập đến tỳ linh hầu như khan hiếm. Một nguồn tin cho rằng loài vẫn bị săn bắt để phục vụ y học. Thời kỳ Edo (1603-1868) các ghi chép bắt đầu nhiều hơn. Bách khoa toàn thư Wakan Sansai Zue năm 1712 chứa một mục minh họa tỳ linh. Luật cấm săn bắn (生類憐れみの令) đã có hiệu lực, ngoại trừ những khu vực trồng trọt thường bị tỳ linh phá hoại. Kể từ thời kỳ Minh Trị Duy tân năm 1868, mô tả thực tế về loài tỳ linh lần đầu được ghi lại trong một chuyên khảo Fauna Japonica của Keisuke Ito (năm 1870).[45]

Săn bắn và bảo tồn

Tỳ linh từ lâu đã bị săn bắt ở Nhật Bản, đặc biệt là ở miền bắc Nhật Bản, nơi mà hoạt động săn gấu, săn tỳ linh gắn liền với văn hóa matagi. Khắp các vùng miền núi ở Nhật Bản, tỳ linh là loài rất có giá trị, các bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng đều được sử dụng không bị lãng phí. Đặc biệt đắt giá nhất là thịt - cho đến giữa thế kỷ 20, ở những vùng có tỳ linh, tên của chúng dùng để chỉ "thịt".[lower-alpha 9] Da tỳ linh không thấm nước sử dụng để che xà nhà. Sừng dùng nghiền làm thuốc trị các bệnh như tê phù. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc chữa đau bụng được bào chế từ ruột non và túi mật tỳ linh.[46]

Ban đầu tỳ linh là loài động vật cư trú ở những khu rừng sâu xa khu dân cư, nhưng càng về sau tỳ linh Nhật Bản ngày càng thâm nhập vào các vùng làng mạc.[47] Vùng phía tây đảo Honshū, chúng đã bị tuyệt chủng vào thế kỷ thứ 20. Ở những nơi khác loài bị săn bắt đến mức độ nghiêm trọng khiến chính phủ Nhật Bản phải tuyên bố đây là "loài không được săn" trong một đạo luật săn bắn năm 1925. Năm 1934, Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa xem tỳ linh là một "loài báu vật thiên nhiên".[lower-alpha 10][1]

Hoạt đông săn trộm vẫn tiếp tục diễn ra, vì vậy năm 1955 chính phủ tuyên bố tỳ linh Nhật Bản là một "báu vật thiên nhiên đặc biệt" [lower-alpha 11][10] thời điểm đó tình trạng săn bắn quá mức làm số lượng chúng giảm xuống còn 2000–3000.[16] Số lớn loài này được cảnh sát bảo vệ nhằm chấm dứt nạn săn bắt, sau thời kỳ chiến tranh hoạt động trồng cây gây rừng tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều loài động vật. Đến năm 1980, dự báo số lượng loài tỳ linh đã tăng lên đến 100.000, phạm vi phân bố mở rộng tới 40.000 kilômét vuông (15.000 dặm vuông Anh).[10] Từ năm 1978 đến 2003, phân phối loài tăng lên 170%, và quần thể trở nên ổn định.[1]

Capricornis crispus, hoặc tỳ linh Nhật Bản (Frank Evers Beddard, 1902)

Xung đột giữa ngành nông nghiệp và lâm nghiệp dẫn đến việc bãi bỏ luật bảo vệ đầy đủ động vật vào năm 1978, sau thời gian có hiệu lực từ năm 1955. Từ đó 13[lower-alpha 12] khu vực bảo tồn được thành lập tại hơn 23 tỉnh của Nhật Bản.[48] Chiếm khoảng 20% số lượng tỳ linh, có tổng diện tích là 11.800 kilômét vuông (4.600 dặm vuông Anh) và kích thước khu nhỏ nhất là 143 kilômét vuông (55 dặm vuông Anh) đến khu lớn nhất có diện tích 2.180 kilômét vuông (840 dặm vuông Anh). Hoạt động săn bắn chọn lọc đã loại bỏ 20.000 con tỳ linh bên ngoài các khu bảo tồn từ năm 1978 đến 2005.[1]

Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp tỳ linh Nhật Bản là "loài ít quan tâm" vào năm 2008, vì chúng phân bố rộng rãi ở Nhật Bản, số lượng lớn, tăng trưởng ổn định.[1] Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa[lower-alpha 13] và Luật Săn bắn và Bảo vệ thiên nhiên hoang dã[lower-alpha 14] cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ loài tỳ linh Nhật Bản. Năm 1979, Vụ Văn hóa, Cơ quan môi trường, và Cơ quan Lâm nghiệp đã đạt được một thỏa thuận chung về biện pháp quản lý tỳ linh, chẳng hạn như thành lập các khu vực bảo vệ và săn chọn lọc kiểm soát dịch hại. Biện pháp này gặp sự phản ứng kịch liệt từ các nhà bảo tồn, tổ chức tự nhiên và một số nhà sinh học, như việc bảo vệ đầy đủ từ trước đến nay. Một sửa đổi vào năm 1999 của Luật Săn bắn và Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cho phép các tỉnh quản lý quần thể của tỳ linh; đến năm 2007, bảy kế hoạch được thành lập để quản lý tỳ linh bên ngoài các khu bảo tồn.[1]

Cán bộ kiểm lâm than thở cây gỗ hư hại do tỳ linh gây ra (ảnh chụp tại Wakinosawa, Aomori).

Nhân viên kiểm lâm bắt đầu lo ngại rằng quần thể tỳ linh gia tăng phá hoại hoạt động tái trồng rừng kể từ sau thời kỳ chiến tranh, chúng ăn cây non trên các triền núi,[49] là cây non hoàng đàn Nhật Bản, tuyết tùng Nhật Bản và thông đỏ Nhật Bản, là các loài cây trồng có giá trị thương mại cao.[10] Tỳ linh cũng đã gây ra thiệt hại cho cây trồng nông nghiệp ở các thôn bản miền núi,[50] khiến dân làng phản đối các nỗ lực bảo tồn loài. Thiệt hại do tỳ linh gây ra đối với rừng được mô tả trong hệ thống thuật ngữ liên quan tội phạm của Nhật Bản: phương tiện truyền thông đề cập đến những vấn đề như ningen to shika no sensō ("cuộc chiến giữa con người và hươu") và kamoshika sensō, ("cuộc chiến tỳ linh").[51]

400 nhân viên kiểm lâm thất vọng trước hành động của chính phủ và các nhà bảo tồn. Trong thập niên 1980, họ khởi kiện với nội dung liên quan đến các thiệt hại do tỳ linh gây ra tại các đồn điền gỗ.[52] Kiểm lâm tại tỉnh Gifu biện minh cho việc bắn tỳ linh ở chân, bắn như vậy sẽ không ra gây tử vong.[51] Việc ước tính số lượng tỳ linh bị bắn rất khó khăn.[53] Kiểm lâm cho rằng tỳ linh là một con vật có hại, và họ tức giận khi chính quyền can thiệp vào việc săn tỳ linh.[54] Họ cáo buộc chính phủ và các chuyên gia động vật hoang dã cố gắng bảo vệ quá mức chúng, ngược lại các nhà bảo tồn phản đối cáo buộc của kiểm lâm biện minh sự tăng số lượng quần thể và mức độ thiệt hại lâm nghiệp của tỳ linh để thúc đẩy lợi ích cho chính họ.[53]

Nhà bảo tồn Shin Gotō tin rằng khả năng tăng lên số lượng loài tỳ linh không tăng các vấn đề do quần thể loài gây ra, mà là nạn phá rừng đã thúc đẩy chúng ra khỏi khu vực cư trú trước đây.[53] Tỳ linh mới chuyển đến khu vực dân cư và bắt đầu ăn cây trồng nông nghiệp và cây bách, trong đó chủ yếu ăn cây non. Chặt phá cây rừng gây ra nhiều vấn đề, như việc cắt ngắn cây sau khai thác đã tạo khu vực lý tưởng cho sự tăng trưởng nhanh thực vật thân thảo, từ đó thu hút động vật ăn cỏ. Tình hình dù tạm thời nhưng việc tái sinh cây rừng tầng cao giảm đi sau 15-20 năm, quần thể động vật ăn cỏ cùng sự tăng trưởng thực vật thân thảo không còn phát triển mạnh.[55]

Trong thập niên 1990, khi diện tích rừng sụt giảm đã dẫn đến thiệt hại cho ngành lâm nghiệp và ảnh hưởng loài tỳ linh; đồng thời gia tăng sự phá hoại của hươu sao, lợn rừng, và khỉ Nhật Bản. Chỉ riêng tại tỉnh Kyushu, hươu sao cạnh tranh gặm cỏ và chồi non khiến tốc độ tăng trưởng của quần thể tỳ linh trở nên chậm đi.[1]

Các khu vực bảo tồn như Vườn quốc gia Minami Alps cung cấp một ngôi nhà an toàn cho loài C. crispus.

Khu vực bảo tồn

Khu vực bảo tồn tỳ linh Nhật Bản[56]
TênThiết lậpKích thước
ha (mẫu)
Tỉnh
Tiếng AnhTiếng Nhật
Bán đảo ShimokitaShimokita Hantō (下北半島)tháng 4 năm 198137.300 (92.000)Aomori
Vùng núi Kita-ŌuKita-Ōu Sankei (奥羽山脈)tháng 2 năm 1984105.000 (260.000)
Vùng núi Kitakami SankeiKitakami Sankei (北上山地)tháng 7 năm 198241.000 (100.000)Iwate
Vùng núi Minami-ŌuMinami-Ōu Sankei (奥羽山脈)tháng 11 năm 198457.700 (143.000)
Vùng núi Asahi—IideAsahi—Iide Sankei (朝日岳-飯豊山)tháng 3 năm 1985122.000 (300.000)
Vùng núi EchigoNikkōMikuniEchigo—Nikkō—Mikuni Sankei (越後駒ヶ岳 - 日光白根山 - 三国山)tháng 5 năm 1984215.200 (532.000)
Vùng núi KantōKantō Sanchi (関東山地)tháng 11 năm 198479.000 (200.000)
Minami AlpsMinami Arupusu (南アルプス国立公園)tháng 2 năm 1980122.000 (300.000)
Kita AlpsKita Arupusu (飛騨山脈)tháng 11 năm 1979195.600 (483.000)
ShirayamaShirayama (白山)tháng 2 năm 198253.700 (133.000)
Vùng núi SuzukaSuzuka Sanchi (鈴鹿山脈)tháng 9 năm 198314.100 (35.000)
Vùng núi IbukiHiraIbuki—Hira Sankei (伊吹-比良山地)tháng 3 năm 198667.500 (167.000)
Vùng núi KiiKii Sankei (紀伊山地)tháng 7 năm 198979.500 (196.000)
Vùng núi ShikokuShikoku Sanchi (四国山地)Chưa có-
Vùng núi KyushuKyushu Sanchi (九州山地)Chưa có-

Ý nghĩa văn hóa

Tỳ linh Nhật Bản được in trên một con tem 8 ¥ năm 1952

Tỳ linh Nhật Bản được xem "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh",[lower-alpha 15] Các tổ chức hiệp hội đã chọn loài làm biểu tượng của Nhật Bản. Tỳ linh được xem như một loài thánh tích gợi lại nguồn gốc hình thành quần đảo Nhật Bản tách biệt với lục địa châu Á. Trong một cử chỉ ngoại giao mang tính tượng trưng vào năm 1973, chính phủ Trung Quốc tặng Nhật Bản một con gấu trúc lớn, và chính phủ Nhật Bản đã tặng lại hai con tỳ linh Nhật Bản. Những đô thị và các khu vực khác trên khắp Nhật Bản đã chọn tỳ linh làm biểu tượng địa phương.[57]

Ở Nhật Bản, tỳ linh mang các tên gọi kamoshika hoặc kamoshishi. Loài có lịch sử lâu dài với nhiều tên gọi khác nhau, thường dựa vào sự xuất hiện của chúng, một số tên là "cừu núi", "hươu len", "bò chín đuôi", và "con quỷ bò". Tên địa phương để chỉ tỳ linh thì có rất nhiều, như là "quái thú nhảy múa", "quái thú ngu ngốc", hoặc "thằng ngốc". Người dân Nhật Bản thường mô tả tỳ linh "kỳ lạ" hay "bất thường", và loài được xem như một "sinh vật ảo" vì có xu hướng sống một mình trong rừng sâu xa xôi, cũng như tại các vùng núi cao hay xuất hiện để quan sát công nhân lâm nghiệp làm việc.[58]

Tỳ linh nổi tiếng tại Nhật Bản về tốc độ và sự nhanh nhẹn. Vận động viên thể thao xuất sắc được so sánh với tỳ linh[59], không chỉ bởi sự nhanh nhẹn mà còn khả năng chạy nước rút. Công ty xe môtô Yamaha tung ra thị trường xe máy thể thao XT 225 có tên Yamaha Serow (tỳ linh Yamaha), loài là một nhân vật trong phim hoạt hình Công chúa Mononoke (1997) của đạo diễn Miyazaki, nhân vật chính đã sử dụng một sinh vật giống như tỳ linh làm ngựa cưỡi. Trong tiếng Nhật, từ ochiru mang cả hai nghĩa "trượt kỳ thi" và "thất bại"; tỳ linh có thể đứng vững chắc trên vách núi với bốn chân. Theo tín ngưỡng truyền thống, sinh viên Nhật thường mua thẻ bài omamori in hình một vết chân tỳ linh với hy vọng nhiều may mắn giúp họ vượt qua kỳ thi.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tỳ_linh_Nhật_Bản http://www.alpine-plants-jp.com/mt_animal_etc/niho... http://books.google.com/books?id=4BxPSwAACAAJ http://books.google.com/books?id=5iBNQwAACAAJ http://books.google.com/books?id=PDukPQAACAAJ http://books.google.com/books?id=YkqKPQAACAAJ http://books.google.com/books?id=_YicMQmIA7wC&pg=P... http://books.google.com/books?id=hJBodAXB9eoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=iDqxEtYjD4YC http://books.google.com/books?id=zIu2K6KFsXEC&pg=P... http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA7...